Trung Tâm Revit Thực Hành NPD Muốn sang thì bắt cầu kiều... 601/1 Lô A, CMT8, P15, Q10, TP.HCM 6,000,000VND/Khóa +84-913-875-375 Trung Tâm Revit Thực Hành NPD

MUỐN SANG THÌ BẮT CẦU KIỀU…

"Muốn sang thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ thì yêu kính thầy"


Câu ca dao có lẽ đã quá quen thuộc, đi vào lòng người Việt Nam như một lẽ sống, một đạo lý tất yếu từ ngàn xưa. Trong bài viết này tác giả không đề cập đến tình cảm của người học đối với thầy mà muốn chú trọng đến sự tôn trọng những lời khuyên bảo và tư vấn của người dạy đối với người học bao gồm các Học viên lẻ và các Doanh nghiệp trong lĩnh vực đào tạo Revit tại Trung tâm Revit thực hành NPD. Thực ra, sự quan tâm của người học đối với những lời tư vấn của người hướng dẫn cũng chính là sự quan tâm của người học đối với lợi ích của bản thân chứ không đơn thuần là sự tôn trọng người thầy. Đây là những câu chuyện có thật và mong rằng thông qua những câu chuyện này người đọc sẽ rút ra những điều có ích cho bản thân. 


PHẦN 1: VỚI HỌC VIÊN LẺ
Tại Trung tâm Revit thực hành NPD thầy Nguyễn Phước Dự rất chú trọng đến “Phương pháp dạy và phương pháp học”. Tuy rằng “Nội dung” là rất quan trọng nhưng nếu “nội dung hay” mà thiếu “phương pháp tốt” thì cũng không mang lại kết quả mong muốn. Vì vậy, ngay buổi học đầu tiên lúc nào thầy cũng dành thời gian để nói về phương pháp dạy và học đặc biệt tại Trung tâm và khuyến khích các bạn làm theo.

Phương pháp dạy và học tại Trung tâm Revit thực hành NPD:
  1. Học thực hành là chính, học thông qua công trình thực tế.
  2. Học phải thực hành nhiều, thời gian thực hành tối thiểu 4 – 5 lần thời gian đến lớp.
  3. Học phải hỏi.
  4. Học tới đâu chắc tới đó, làm nhiều lần đến khi thành thạo.
  5. Học tập trung, không nên học nhiều môn cùng lúc với học Revit.
  6. Không vội vã đi làm khi chưa học xong Revit (đối với những bạn đang tìm việc)
  7. …….

Những lời khuyên bổ ích của người đi trước 
Bên cạnh bài học về Revit thầy cũng thường kể chuyện và đưa ra những lời khuyên hữu ích cho các bạn học viên. Dặn dò là thế nhưng trên thực tế thì không phải bạn học viên nào cũng nhớ và làm theo. Chắc hẳn thầy phải có lý do để đưa ra những lời khuyên như vậy đối với học trò.
 
Có những bạn đã quen với cách học lý thuyết nên yêu cầu thầy dạy lý thuyết theo kiểu “từ chương” mà không chịu thực hành. Thế là thầy phải nhắc nhở và chứng minh cho bạn thấy “học Revit thông qua thực hành công trình thật là cách nhanh chóng để ứng dụng Revit nhanh” và bạn đã hoàn toàn bị thuyết phục.
 
Có những bạn có thể do tính tình nhút nhát hoặc do đã quen với cách học thụ động từ trước hoặc cũng có khi chưa làm bài tập vào lớp không dám hỏi thầy. Vậy là thầy phải khuyến khích bạn hỏi bài và chủ động truy bài cho bạn.
 
Có bạn thì thích nhanh chóng nên làm bài qua loa, thế là bị thầy nhắc nhở và phải làm bài tập kỹ lưỡng thì thầy mới dạy tiếp.
 
Có những bạn, nhất là những bạn sinh viên hay những bạn ở tỉnh có cơ hội đến Sài Gòn trong một thời gian ngắn thì tranh thủ đăng ký nhiều khóa học cùng lúc với học Revit, nào là tiếng Anh, tiếng Nhật, Photoshop v.v… Để rồi không còn đủ thời gian thực hành và kết quả là không học tốt được môn nào cả. Vậy là thầy phải phân tích thiệt hơn và giúp cho nhiều bạn đi đúng đường.
 
Có những bạn nôn nóng đi làm, nhất là những bạn mới tốt nghiệp đại học cao đẳng (trong bài viết này chỉ đề cập đến lĩnh vực thiết kế công trình bao gồm kiến trúc, kết cấu, điện, nước, điện lạnh). Bạn cũng có lý khi nghĩ rằng ba mẹ đã nuôi bao năm trời giờ đã đến lúc phải đi làm. Thế nhưng thực tế là trong lúc bạn tốt nghiệp và tìm việc thì cũng có hàng ngàn người như bạn và như vậy cánh cửa nghề nghiệp ngày càng hẹp dần. Muốn chen chân vào thị trường lao động đòi hỏi ứng viên phải có những thế mạnh riêng như giỏi chuyên môn, giỏi ngoại ngữ, giỏi các phần mềm thiết kế xây dựng (Revit, AutoCad, Sketchup…) Trong khi hai mục đầu thì không thể có được trong thời gian nhanh chóng, chỉ còn mục thứ ba là khả thi hơn cả.

Trong nhiều phần mềm thì Revit là một trong những phần mềm dễ học và hiện đang là xu hướng tuyển dụng của nhiều công ty, các doanh nghiệp thiết kế công trình đang rất cần những ứng viên làm được Revit trong khi ứng viên đạt yêu cầu đó không nhiều và dĩ nhiên họ tự dưng trở thành “quý hiếm” và được dành nhiều ưu ái. Không mất hàng năm trời như khi học ngoại ngữ, với Revit người học chỉ cần một thời gian ngắn học và luyện tập thì có thể dễ dàng trang bị cho mình một “vũ khí lợi hại” khi phỏng vấn. Còn lương khởi điểm cũng dễ dàng cao gấp 1,5 đến 2 lần hơn mức lương của người không có lợi thế. Nếu phân tích thiệt hơn như vậy chắc chắn không ba mẹ nào từ chối đầu tư thêm cho con chút thời gian và tiền bạc. Vậy thì bạn không cần phải nôn nóng đi làm khi chưa có đủ nội lực, việc đi làm tạm thời không những không mang lại công việc và mức lương mong đợi mà còn ảnh hưởng nhiều đến việc học Revit vốn là việc quan trọng của những bạn mới ra trường muốn tìm được việc tốt lương cao.
 
Trái ngọt 
Và nhiều nữa những lời khuyên của thầy dành cho học viên trong công việc lẫn cuộc sống với nhiều đề tài hữu ích làm sao để làm việc tốt, được sếp và đồng nghiệp quý trọng, nên chọn công việc nào, nên làm với công ty nào, cách ứng xử với khách hàng, cách thỏa thuận lương hiệu quả v.v… Trước những lời tư vấn của thầy như vậy, có những bạn nghe và không nghe theo, trong số những bạn nghe và làm theo thì đã đạt một số thành công nhất định. Trước hết, các bạn học Revit rất tập trung, đạt kết quả tốt và lấy được giấy chứng nhận Revit của thầy mà việc có được giấy chứng nhận này vốn là điều không dễ. Tuy chỉ mới ra trường nhưng các bạn đã không khó để có được việc làm trong những công ty quy mô mà thời sinh viên từng mơ ước, có được mức lương tốt, được công ty đánh giá cao và giữ những vị trí quản lý trong team Revit. Thành công của học trò cũng chính là niềm vui và hạnh phúc của người thầy.
 
PHẦN 2: VỚI DOANH NGHIỆP
Việc đào tạo “Dây chuyền Revit cho doanh nghiệp” là một công việc rất ít người làm. Lý do vì đó là một việc khó và phức tạp, đòi hỏi người giảng viên phải hội tụ nhiều điều kiện khắt khe như phải giỏi Revit, giỏi chuyên môn ở nhiều môn và phải biết kết hợp chúng lại với nhau, đặc biệt phải có kinh nghiệm sử dụng Revit thành công và phải có khả năng lập trình Revit để giải quyết những tình huống đặc trưng của dự án riêng biệt tại mỗi doanh nghiệp. Hơn thế nữa, người thầy phải có bản lĩnh để giải quyết những mối quan hệ trong team Revit và có khi là “n” những việc khác phát sinh ngoài thỏa thuận trong hợp đồng.
 
Việc ứng dụng thành công Revit vào doanh nghiệp sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng thông thường sẽ chia theo các tỉ lệ như sau: 50% ở giảng viên và 50% ở doanh nghiệp. Tuy nhiên, ở Trung tâm Revit NPD thì tỉ lệ này là 100% hoàn toàn phụ thuộc vào doanh nghiệp. Trong đó 80% ở lãnh đạo và 20% ở nhân viên. Vai trò của lãnh đạo và nhân viên đều quan trọng nhưng trong việc này sẽ nghiêng về phía lãnh đạo nhiều hơn. Lãnh đạo phải là người chịu đầu tư, có tầm nhìn, có sự quyết tâm cao trong việc ứng dụng Revit vào doanh nghiệp, và quan trọng là phải biết “tận dụng” giảng viên bằng cách tiếp thu lời tư vấn của chuyên gia và cũng như biết hỗ trợ cho giảng viên đúng lúc.
 
Nếu việc hợp tác “xuôi chèo mát máy” thì chắc không có nhiều việc để bàn, đáng nói ở đây là lắm lúc lâm vào tình huống éo le khiến người trong cuộc thật khó xử.
 
Giai đoạn mới hợp tác – Tình hồng
Trước khi hợp tác với nhau cả hai bên giảng viên và doanh nghiệp đều đặt những hy vọng tốt đẹp ở phía mình và ở đối tác. Giảng viên thì mong rằng “sản phẩm” của mình sẽ thành công, doanh nghiệp sẽ vận dụng tốt Revit, lãnh đạo thì sẽ luôn hỗ trợ và tôn trọng những tư vấn của mình nhằm mang lại kết quả như mong muốn cho doanh nghiệp. Về phía doanh nghiệp thì đa số nhân viên háo hức (một số thì lại có thái độ chống đối), lãnh đạo thì mong muốn nhân viên sẽ học tốt làm tốt Dây chuyền Revit, từ đó công ty sẽ có thêm lợi thế cạnh tranh và việc kinh doanh sẽ phát triển, thị trường mở rộng…
 
Giai đoạn giữa hợp đồng - Tình phai  
Thực tế, không phải lãnh đạo nào cũng biết tận dụng “chất xám” và đáng giá đúng lời tư vấn của chuyên gia nên không phải doanh nghiệp nào cũng thành công sau khóa học. Có những lãnh đạo vì lý do nào đó như bận rộn hoặc chủ quan nên dần không quan tâm đúng mức đến những diễn tiến của nhân viên trong quá trình học tập như buổi ban đầu. Có những lãnh đạo chỉ nghe một chiều từ phía nhân viên mà không cần kiểm chứng với giảng viên trong khi nhân viên thường có xu hướng “học dùm công ty” hay “đổ lỗi” vì những hạn chế hay lỗi của bản thân. Thậm chí có những lãnh đạo không nhìn xa hay nói cách khác là không đánh giá đúng những thiệt thòi của doanh nghiệp nếu ngừng hợp tác nên đã tự ý phá vỡ hợp đồng hoặc không thực hiện đúng hợp đồng nhất là khâu thanh toán.
 
Thật ra thì nếu suy nghĩ thấu đáo hoặc từng sử dụng phần mềm máy tính thì chúng ta dễ dàng hiểu rằng khi học một phần mềm nào đó thì người học thì sẽ đạt được mức độ 1 là “Làm được” (nếu học thực hành và học nghiêm túc). Phải mất một thời gian ít nhất vài năm nữa thì mới lên được mức độ 2 “Làm nhanh, làm giỏi” (trong điều kiện lý tưởng là thường xuyên làm việc bằng phần mềm đó). Ngoài ra, mỗi một công trình có những đặc trưng riêng, không thể chỉ học một công trình là có thể làm hết tất cả các công trình một cách thông suốt. Có những doanh nghiệp trong và sau khóa học thường xuyên liên hệ với thầy để được thầy hỗ trợ nhanh chóng và giải quyết kịp thời những vấn đề hóc búa mà nếu không thì công việc sẽ bị tắc lại không thể đi tiếp được.
 
Hậu chia tay – Cả hai bên cùng buồn
“Trước khi từ bỏ, hãy nghĩ đến lý do khiến bạn bắt đầu” là câu danh ngôn quen thuộc. Thế nhưng không phải ai cũng thấu đáo nên đã để điều xấu nhất xảy ra. Doanh nghiệp phá vỡ hợp đồng, giảng viên đành phải ngừng dạy và ngừng hỗ trợ. Chỉ vì sai lầm trong ứng xử của lãnh đạo đối với giảng viên mà cả hai bên đều tổn thất. Phía giảng viên thì thiệt hại về tài chính và mất niềm tin vào lãnh đạo doanh nghiệp. Về phía doanh nghiệp thì thiệt hại chắc chắn nhiều hơn chứ không đơn giản như giảng viên.
 
Trước hết, doanh nghiệp phải đối mặt với tình huống éo le “bỏ thì thương, vương thì tội”. Đã lỡ đầu tư nào máy móc, nào bản quyền Revit, nào mời giảng viên… rồi thì phải cố gắng “ép” nhân viên sử dụng Revit. Nhân viên thì mới biết và làm được Revit ở mức độ khiêm tốn, gặp nhiều khó khăn thì không biết hỏi ai, không thầy hỗ trợ trong khi sếp và khách hàng luôn hối thúc tiến độ, để đối phó nhân viên phải chắp vá, dùng “chiêu”, và cuối cùng thì việc quay về sử dụng Cad là điều tất yếu. Thế là bao nhiêu công sức, thời gian và tiền của đầu tư vào công cuộc xây dựng nền tảng Revit xem như đổ biển, con số đếm được có thể hàng trăm triệu cũng có thể lên đến hàng tỷ đồng.
 
Tuy nhiên, thiệt hại tính được chỉ như phần nổi của tảng băng, còn thiệt hại không tính được như phần chìm của tảng băng, sẽ nhiều hơn và nặng nề hơn. Đó là chính là chi phí cơ hội, là chi phí đền hợp đồng, là sự mất uy tín với đối tác... Hiện tại xu hướng của chủ đầu tư và các đối tác trong nước và nước ngoài là sử dụng Revit, nếu không có Revit xem như doanh nghiệp tự đánh mất nhiều cơ hội kinh doanh. Còn việc đền hợp đồng với chủ đầu tư hay với đối tác thì cũng không hiếm vì theo thỏa thuận ban đầu dự án sẽ sử dụng hoàn toàn Revit, đến giữa chừng không dùng Revit nữa hoặc có thì chỉ dùng cầm chừng và lai tạp Cad vào nên sản phẩm tất yếu sẽ bê bết với nhiều lỗi khó chấp nhận. Lúc đấu thầu thì sếp rất tự hào giới thiệu về năng lực Revit của doanh nghiệp, để rồi càng về sau niềm tự hào đó càng trở thành sự mất tự tin và lắm khi thành nói dối vì từ lâu doanh nghiệp đã không còn sử dụng Revit được nữa. Ngoài ra, thiệt hại về tâm lý cũng rất đáng kể. Chỉ một lần thất bại cũng đã làm cho nhân viên nản lòng và có tâm lý từ chối cơ hội sử dụng Revit lần nữa.
 
Có được người thầy giỏi và tận tâm là xem như có được 100% thành công 
“Đi đến nơi, về đến chốn” là mơ ước của bao người khi làm một việc gì đó bao gồm cả việc học. Khi học thì phải học đến cùng thì mới đủ khả năng làm việc tốt. Đặc biệt là trong Revit, nếu biết không đến nơi thì sử dụng rất vất vả và mất nhiều thời gian hơn Cad, các bạn học viên thì nói vui trường hợp đó là “Bị Revit hành”. Thầy Dự thường hay bảo học trò “Biết Revit phải biết đến 100%, nếu biết đến 95% vẫn có nguy cơ xuất sang Cad”. Học hành dang dở thì sẽ không mang lại lợi ích mà còn mang lại nhiều thiệt hại về vật chất và tinh thần.
 
Là người hiểu rất rõ điều đó nên thầy Nguyễn Phước Dự luôn muốn hỗ trợ cho doanh nghiệp hết mình. Khi nhận đào tạo “Dây chuyền Revit cho doanh nghiệp”, thầy luôn xem công việc của khách hàng như công việc của mình, đặt hết tâm trí vào và sẵn sàng hỗ trợ bất kể giờ giấc, bất kể dự án nào dù nằm ngoài thỏa thuận, thậm chí làm thêm nhiều việc ngoài hợp đồng mà không tính toán thiệt hơn (họp với khách hàng của doanh nghiệp, tuyển dụng nhân viên Revit, đưa người hỗ trợ doanh nghiệp trong tình huống khó…)  Điều đặc biệt nữa ở thầy là sự “hỗ trợ vô thời hạn” sau khóa học. Dù học xong bao lâu chăng nữa, dù hợp đồng đã được thanh lý bao lâu hay doanh nghiệp làm những dự án khác sau này thì thầy vẫn luôn hỗ trợ nhiệt tình cho doanh nghiệp. Đó là sự tận tâm không phải ai cũng làm được hay nói đúng hơn là không phải ai cũng dũng cảm làm được. 

Thành công của học trò chính là niềm tự hào của người thầy
Đã có những doanh nghiệp gặt hái nhiều kết quả tốt sau khóa học Dây chuyền Revit với thầy Nguyễn Phước Dự. Họ đã ứng dụng hoàn toàn 100% Revit vào việc khai triển hồ sơ kỹ thuật thi công và Dự toán, xây dựng được Dây chuyền làm việc Revit hiệu quả, tinh lọc được nhân sự tránh dư người lãng phí, kiểm soát tốt tiến độ thiết kế, ra hồ sơ thiết kế chất lượng và đặc biệt là kiểm soát được chi phí vốn là việc "bất khả thi" với các doanh nghiệp thiết kế... Từ đó doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh, mở rộng thị trường, có thêm nhiều khách hàng trong và ngoài nước. Đặc biệt là có doanh nghiệp được Autodesk kết nạp vào "Những doanh nghiệp sử dụng Revit BIM tốt nhất hệ thống" và thường xuyên được mời đến trình bày tại các buổi hội thảo của hệ thống Revit BIM toàn cầu của họ về những dự án đã được ứng dụng Revit thành công của doanh nghiệp. Trước những thành công của các doanh nghiệp được mình đào tạo và hỗ trợ, niềm vui của người thầy không thể nào kể hết.  


Tuy nhiên, con đường dẫn đến thành công không phải lúc nào cũng dễ dàng và suôn sẻ. Có những doanh nghiệp đã từng “lên bờ xuống ruộng” với việc học và làm Revit, mời giảng viên này đến chuyên gia khác, vất vả mất vài năm, thậm chí cả 10 năm mà vẫn chưa đi đến thành công, tốn kém và thiệt hại rất nhiều. Thông thường, có những thất bại do giảng viên không có kinh nghiệm thực tế, nhưng có những thất bại là do những sai sót và những hạn chế từ phía doanh nghiệp nhưng không mấy doanh nghiệp tự nhận ra. Nếu may mắn doanh nghiệp gặp được người thầy vừa giàu kinh nghiệm, vừa giỏi nghề và tận tâm thì không cần phải lo lắng, phần còn lại là ở chỗ doanh nghiệp. Có doanh nghiệp sau khi tự ý ngưng hợp đồng với thầy thì thời gian đầu cũng loay hoay tìm cách dùng Revit và cũng mời một số giảng viên khác, nhưng dần dần doanh nghiệp cũng ngừng hẳn việc sử dụng Revit vì không có được sự hỗ trợ của thầy, sau đó vài năm thì lại có cơ hội nhận những hợp đồng với chủ đầu tư lớn và được yêu cầu phải sử dụng Revit. Lúc này thì doanh nghiệp lại vội vã chạy tìm thầy đề nghị được giúp đỡ nhưng "nước đến chân mới nhảy" thì cơ hội nhận được hợp đồng gần như bằng 0. Thật là đáng tiếc! 

"Tôn sư, trọng đạo" là một cách ứng xử tử tế không những mang lại niềm vui cho người thầy mà còn mang đến những lợi ích thiết thực cho bản thân. Một lần nữa, thực tế đã cho thấy sự đánh giá đúng tầm quan trọng của thầy và sự tư vấn của chuyên gia cũng chính là sự quan tâm của người học đối với lợi ích của bản thân.
(Nhấn Ctrl+V để Paste ảnh từ Clipboard)
Khách Đăng nhập