VIỆC LÀM NGÀNH KIẾN TRÚC XÂY DỰNG RA SAO?
Người xây dựng lao đao: Thất nghiệp, giấu luôn bằng... kỹ sư
Một anh kỹ sư xây dựng tại một tập đoàn xây dựng có tiếng trong nước đã hơn 10 năm nay. Nhưng từ cuối 2022, anh gặp khó khi các dự án luôn trong tình trạng ì ạch, lượng công việc cũng mỗi ngày một ít lại. Nản chí, nhiều kỹ sư như anh đã bỏ việc để làm lao động thời vụ.Tình thế bắt buộc, anh tạm xin vào một công xưởng trong Khu công nghiệp làm Từ kỹ sư giám sát công trình xây dựng có những dự án tính bằng ngàn tỉ đồng bỗng quay qua chân bốc vác, anh ngậm ngùi giấu nhẹm tấm bằng kỹ sư vì "phải xoay xở, cả nhà phải có cái ăn trước đã, tự hào gì mà khoe".
Và lại có anh kỹ sư xây dựng đã “rải thảm” 19 bộ hồ sơ xin việc từ online đến trực tiếp nhưng chỉ nhận lại bốn email cũng chỉ là hứa hẹn "sẽ lưu hồ sơ và liên hệ ngay khi công ty có dự án mới". Số còn lại không phản hồi hoặc kiểu phản hồi cho có "đã nhận được hồ sơ".
Vậy đó. Thất nghiệp, có những kỹ sư, quản lý công trình xây dựng cũng phải chạy vạy đủ đường kiếm sống. Có người thậm chí đã ngậm ngùi giấu nhẹm bằng cấp, trình độ vì công việc mới không yêu cầu.
Điểm sáng trong khó khăn
Tuy tình trạng thất nghiệp hay khó tìm việc là thế nhưng vẫn có những thông tin tích cực khiến người lao động phấn chấn. Trong ngày hội tuyển dụng ngành kiến trúc - mỹ thuật - nội thất & xây dựng tại Trường ĐH Công nghệ TPHCM (HUTECH) vừa qua nhiều công ty đã đến để tuyển dụng nhân sự với mức lương trung bình cho vị trí nhân viên thiết kế, kỹ sư xây dựng là 15 - 25 triệu đồng. Với những người có kinh nghiệm, mức lương có thể cao hơn nhiều lần mức bình quân nói trên.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia nhân sự, để tìm được những "hạt giống vàng" có thể trả mức lương cao không dễ, nhất là khi chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực này hiện chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Lâu nay, rất nhiều doanh nghiệp buộc phải tuyển nguồn nhân lực từ nước ngoài vào với mức chi phí cao ngất ngưởng. Đối với sinh viên mới ra trường rất khó để đòi hỏi kinh nghiệm chuyên sâu. Nhưng có nhiều yếu tố các bạn có thể chuẩn bị cho mình bên cạnh kiến thức chuyên môn gồm các kỹ năng như ngoại ngữ, tin học, làm việc nhóm, biết lắng nghe và trách nhiệm cao trong công việc. Đối với ngành xây dựng, các bạn thiết kế, kỹ sư công trường cũng buộc phải am hiểu về các phần mềm để làm tốt công việc trong thời đại 4.0"
(Lược trích từ tuoitre.vn và dantri.com.vn)
Lời kết
Có lẽ đây là một trong những giai đoạn khó khăn nhất của kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Nhiều người bị ảnh hưởng nặng nề, trong đó có các bạn trong giới thiết kế xây dựng. Tuy nhiên, trong bức tranh màu xám này vẫn còn những điểm sáng làm các bạn cảm thấy phấn chấn. Qua hai bài báo, các bạn cũng đã hiểu khá rõ là nhu cầu tuyển dụng vẫn luôn có, tuy nhiên nó được nâng cấp nhiều hơn. Các nhà tuyển dụng ngày càng chú trọng đến “chất lượng” hơn là số lượng. Để đáp ứng công việc, họ đòi hỏi ứng viên ngoài những kỹ năng mềm như làm việc nhóm, biết lắng nghe, trách nhiệm cao… thì còn phải có kỹ năng về ngoại ngữ, tin học, đặc biệt ngành xây dựng cần am hiểu các phần mềm như Revit, tính toán kết cấu... Vì vậy, các bạn đừng quên đầu tư những kỹ năng này để chuẩn bị cho công việc sắp tới của mình các bạn nhé!
(Nhấn Ctrl+V để Paste ảnh từ Clipboard)