Trung Tâm Revit Thực Hành NPD Phương pháp dạy Revit mới, ưu việt 601/1 Lô A, CMT8, P15, Q10, TP.HCM 6,000,000VND/Khóa +84-913-875-375 Trung Tâm Revit Thực Hành NPD


"DẠY HỌC THEO KIỂU ĐI XE BUÝT"
PHƯƠNG PHÁP DẠY REVIT MỚI, ƯU VIỆT ĐỘC ĐÁO
 

"Dạy kèm từng học viên", "Mỗi học viên học Revit có từng giáo án riêng", "Dạy học theo kiểu đi xe buýt"... là cách dạy độc đáo, riêng có của thầy Nguyễn Phước Dự tại Trung tâm Revit thực hành NPD. Chắc hẳn phần lớn mọi người đều thắc mắc, thậm chí nghi ngờ về cách dạy đặc biệt này vì lần đầu tiên các bạn biết đến. Tuy nhiên, nếu tìm hiểu kỹ mọi người sẽ rất bất ngờ và tin tưởng rất nhiều vào hiệu quả vượt trội của nó. Kết quả thực tế đã cho thấy với cách dạy này tỉ lệ học viên tốt nghiệp cao hơn nhiều so với cách dạy truyền thống. Đây là cũng là kết quả giúp chúng tôi tự tin để khẳng định cách dạy này là phương pháp ưu việt nhất đến thời điểm này. Thực tế, cách dạy này mang lại rất nhiều lợi ích cho học viên, nhưng ngược lại lấy đi rất nhiều công sức của người thầy. Nhưng vì lợi ích của học trò, chúng tôi sẽ luôn sẵn sàng và tiếp tục với cách dạy "đi xe buýt" đầy mới mẻ và hiệu quả này.  Mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về cách dạy này nhé!
 

Trong cái khó
Những ngày đầu mở lớp dạy, chúng tôi gặp một vấn đề nan giải là học trò ít, nhưng nhiều bộ môn khác nhau. Nếu mở mỗi lớp một bộ môn riêng biệt theo kiểu truyền thống thì hiệu quả kinh tế không đạt. Vì thế chúng tôi thử phương pháp dạy chung trong một lớp. Chúng tôi có thể áp dụng phương pháp này vì dạy thực hành chứ không dạy lý thuyết. Nếu dạy lý thuyết thì phương pháp này không thể được vì bài giảng lý thuyết không thể nói lặp lại nhiều lần trên bảng cho cùng một nhóm đối tượng.

...Ló cái hay
Thời gian đầu với vài học trò, chúng tôi cảm thấy việc dạy theo phương pháp này không có bất tiện gì, ngược lại có một số ưu điểm hay bất ngờ. 
1. Học viên vào lớp bất cứ lúc nào: Lớp học dễ dàng nhận thêm học trò mới bất cứ lúc nào và từng bạn có thể học nhanh hay chậm tùy theo điều kiện và khả năng tiếp thu để kết thúc khóa học theo ý muốn. Chúng tôi gọi phương pháp này giống như "đi xe buýt". Tuy nhiên trên thực tế, nó cũng gần giống cách học tín chỉ trong trường Đại học hiện nay, chỉ khác là trong trường ĐH phân theo từng môn, còn lớp học của chúng tôi phân theo từng mục bài học.

2. Học viên có thể tự chủ trong việc tăng tốc hoặc giảm tốc: Nhờ chủ động trong học tập nên mỗi bạn có thể tùy theo từng điều kiện và yêu cầu của cá nhân mà tăng tốc độ hay giảm tốc độ học. Bạn nào tiếp thu nhanh và có nhiều thời gian làm bài tập sẽ đẩy nhanh tiến độ và mau tốt nghiệp, ngược lại bạn nào chưa tự tin với khả năng tiếp thu sẽ đi chậm lại và tốt nghiệp muộn hơn. Nhờ vậy, các bạn không lo lắng về việc không theo kịp bài với những học viên khác.

3. Học viên nghỉ học không bị mất bài: Một số trường hợp kẹt thời gian công tác hoặc thi cử hay đám tiệc phải nghỉ học thì học viên sẽ học tiếp bài của mình vào buổi tiếp theo mà không lo mất bài. Nhờ vậy, số học viên hoàn thành khóa học cao hơn cách dạy truyền thống rất nhiều.

4. Tiếp thu kiến thức không phụ thuộc trình độ: Học viên trong một lớp học chắc chắn có nhiều trình độ chênh lệch nhau rất lớn. Không giống như trường ĐH, học viên các lớp học ngoại khóa nhiều lứa tuổi và trình độ, kinh nghiệm khác nhau, khi học chung một lớp rất khó có thể hài lòng khi bài giảng có cùng một tốc độ. Vì thế ưu điểm lớn nhất của phương pháp "đi xe buýt" này là giúp mọi học viên đều có thể tiếp thu đầy đủ tất cả nội dung bài học mà không phụ thuộc vào sự chênh lệnh trình độ. Phần ai nấy học, cứ từ từ học chắc chắn từng nội dung, nhờ vậy tâm lý các bạn thoải mái, không bị áp lực về thời gian và khối lượng kiến thức.

5. Học viên mới có thể nhờ học viên cũ giúp đỡ: nhờ ngồi chung nên các bạn mới có thể "khai thác" các bạn học trước, các bạn đi trước cũng nhờ giảng bài cho bạn mà ôn lại bài cũ, đây là ưu điểm chỉ riêng có tại lớp học kiểu "đi xe buýt". Ngoài ra, nhờ có sự giao lưu nên các bạn mở rộng mối quan hệ trong học tập cũng như trong công việc. Có nhiều bạn có việc làm từ những mối quan hệ trong lớp học.

6. Học viên trong lớp có thể ôn lại bài khi nghe bài giảng cho các bạn học sau. Trong trường hợp bị quên bài hay muốn ôn lại, học viên trước có thể ngừng việc đang làm của mình để ôn lại.


7. Học viên cũ có thể đến lớp hỏi bài. Trong quá trình làm việc, nếu gặp vấn đề rắc rối không thể hỗ trợ các em qua mạng, các em có thể đến lớp hỏi trực tiếp bất cứ lúc nào.

8. Bao quát lớp và sát sao từng học viên: nhờ cùng lớp trực tiếp đứng tất cả các lớp nên giảng viên tiếp cận từng học viên, hiểu được đặc điểm của từng người như khả năng tiếp thu, background về học vấn, background chuyên môn, Revit v.v... từ đó có cách giảng bài thích hợp cho từng người. Nhờ vậy, học viên học mau tiến bộ và hiệu quả.

Một vài hạn chế
- Số lượng học viên bị giới hạn: trái với cách dạy lý thuyết với số học viên không giới hạn, có thể lên đến hàng trăm người hoặc hơn nữa thì cách dạy thực hành thì học viên rất giới hạn. Vốn là người có hiệu quả làm việc rất cao, thế nhưng với cách dạy đặc biệt này trong khả năng của thầy Nguyễn Phước Dự thì lớp học chỉ có thể dưới 20 bạn. Vượt số lượng trên thì không đủ thời lượng hỗ trợ hướng dẫn hết các vấn đề của học viên.
- Kiểm soát nội dung bài học của từng học viên là rất khó nếu không có giải pháp quản lý hiệu quả. Chúng tôi đã quản lý nội dung bài học từng buổi của học viên để từng học viên không bị lãng phí thời gian đến lớp. Nhiều bạn chưa hiểu và lo lắng với gần 20 người và chỉ 2 giờ chia ra mỗi người thì mỗi người có quá ít thời gian! Về lý thuyết là đúng nhưng thực tế vì được quản lý nội dung bài học, mỗi buổi các bạn vẫn học đủ bài mà thậm chí đôi lúc bị quá tải kiến thức.
- Hạn chế lớn nhất là năng lực và sức lực giảng viên. Giảng viên phải hiểu và giải quyết nhanh vấn đề mà học viên cần giải quyết. Cách dạy này kén chọn giảng viên, hiếm người có khả năng thực hiện, đó cũng là lý do thầy Nguyễn Phước Dự phải đích thân đứng lớp, giảng viên phải nắm rõ nhiều bộ môn xem như thuộc lòng tất cả bài giảng của các bộ môn, các chủ đề của toàn khóa học để có thể mở ra giảng bất cứ lúc nào học viên học đến. Ngoài ra, cách dạy này làm cho giảng viên hao tổn nhiều sức lực, giảng dạy một lớp Revit/ Bim thực hành sẽ hao tổn sức lực gấp nhiều lần so với cách dạy Revit/ Bim lý thuyết. 

Kết luận
Khi dạy theo kiểu truyền thống tại các trường ĐH, chúng tôi nhận thấy rằng kết quả đạt rất thấp so với phương pháp mới kiểu "đi xe buýt" như trên. Từ cái khó, ló ra được cái hay, chúng tôi nhận thấy rõ điều đó và quyết định xem phương pháp dạy này là một trong những yếu tố quan trọng giúp học viên học tốt nhất.
Trong thời gian qua với nhiều học viên tham gia học tại Trung tâm Revit thực hành NPD, đã có khoảng 25% học viên đạt chứng nhận chất lượng tại Trung tâm, được trọng dụng tại nhiều doanh nghiệp và tạo nên thương hiệu của Trung tâm Revit thực hành NPD. Lúc đầu chúng tôi lo lắng cho kết quả trên nhưng khi tham khảo nhiều nơi dạy theo cách truyền thống và chính chúng tôi dạy trong trường ĐH, chúng tôi thấy kết quả theo cách truyền thống nếu so sánh với thang chất lượng của Trung tâm thì chỉ đạt 5~10%.
Vì thế, với bài viết này chúng tôi xin xác tín rằng đây là phương pháp dạy mới rất ưu việt, có thể nói trong lĩnh vực của mình, chúng tôi là nơi đầu tiên áp dụng thành công và chúng tôi sẽ tiếp tục cải tiến và phát huy hơn nữa để tiếp tục mang lại giá trị thực học cho học viên.

(Nhấn Ctrl+V để Paste ảnh từ Clipboard)
Khách Gởi