Trung Tâm Revit Thực Hành NPD BIM mang lợi ích gì cho Kiến trúc sư? 601/1 Lô A, CMT8, P15, Q10, TP.HCM 6,000,000VND/Khóa +84-913-875-375 Trung Tâm Revit Thực Hành NPD

BIM mang lợi ích gì cho Kiến trúc sư?
 


của KTS trong qui trình BIM. Với góc nhìn của KTS tôi có vài ý hy vọng giải thích cho các KTS còn chưa tiếp cận về BIM hiểu được tầm quan trọng, mối quan hệ biện chứng giữa công việc của KTS và BIM và không nên quan niệm ứng dụng BIM là phải học Revit, vẽ Revit hay bất cứ phần mềm nào khác.BIM mang lợi ích gì cho công việc của kiến trúc sư (KTS) và vai trò  

Công việc của KTS 

Sản phẩm của KTS là không gian kiến trúc, nơi có các hoạt động của con người và công việc của KTS là kiến tạo không gian để phục vụ cho hoạt động con người trong không gian đó. Không gian tốt không chỉ đáp ứng công năng cho một chuỗi các hoạt động cụ thể mà còn phải đảm bảo môi trường tiện nghi và thẩm mỹ.

Cần phân biệt nhiều nhóm công việc mà một KTS có thể làm: Thiết kế, triển khai và quản lý kỹ thuật.

Nhóm công việc Triển khai mang tính kỹ thuật, những KTS làm trong nhóm này không thuộc phạm trù công việc chính của KTS trong khi đó nhóm công việc Quản lý kỹ thuật là nhóm cần nhiều kinh nghiệm để kiểm tra và hỗ trợ nhóm triển khai, giải quyết cãc vấn đề mang tính nguyên lý, phù hợp qui chuẩn,....

Còn nhóm Thiết kế, KTS chủ trì đóng vai trò quyết định, vì thế chủ đề này chỉ đề cập đến mối quan hệ và tác động giữa KTS chủ trì với BIM. Bản chất công việc chủ trì là tập hợp thông tin và ra quyết định, với dự án nhỏ thiết kế và chủ trì là một; dự án lớn thiết kế có thể nhiều người và KTS chủ trì là người chỉ đạo và tổng hợp ý tưởng. Vì vậy khả năng truy vấn thông tin để so sánh tổng hợp và chọn lựa thể hiện năng lực của một KTS. 

Tác động của BIM đến công việc của KTS

Công việc của KTS luôn cần nhiều thông tin để so sánh lựa chọn, thông tin về khoa học kỹ thuật mới lại càng quan trọng hơn. Theo truyền thống, KTS khi làm việc phải tra cứu cả đống sách kỹ thuật, nguyên lý, cataloge vật liệu, thiết bị, kỹ thuật mới,...KTS luôn phải tìm một giải pháp khoa học nhất để tra cứu nhanh. Một trong những cách đó là tham quan, học thuộc. Tuy nhiên càng ngày khối lượng thông tin càng lớn  và ai nghĩ rằng mình có thể thuộc hết thì chỉ có thể chứng tỏ rằng thông tin họ biết còn rất ít.

Khái niệm BIM ra đời tạo ra một xu hướng, như cơn gió mạnh làm cho nhiều KTS chưa kịp hình dung cảm thấy hoang mang. Nhiều KTS nghĩ rằng họ đang là chủ trì, BIM lại làm được nhiều thứ, vậy BIM  có làm thay được công việc của họ? Có làm vai trò của họ mờ nhạt?

KTS phải nhìn BIM dưới góc nhìn là một mô hình thông tin, nơi thu thập và truy vấn thông tin  dễ dàng và nhanh nhất. Từ đó cho thấy BIM như một công cụ hỗ trợ, chắp thêm cánh cho KTS. Đừng hiểu rằng KTS dùng BIM là phải học vẽ Revit hay sử dụng bất cứ phần mềm nào, KTS vẽ bằng cái đầu, không phải vẽ bằng tay, cho nên BIM dùng phần mềm nào đừng quan tâm, chỉ cần biết KTS đưa thông tin yêu cầu cho nhóm hỗ trợ kỹ thuật và họ sẽ xử lý trả lời lại kết quả. Giống như bác sỹ yêu cầu chụp phim và nhận được phim chứ không phải sử dụng máy chụp phim.

Như vậy BIM mang lại lợi ích rất lớn cho KTS, ngoài việc hỗ trợ kỹ thuật để tính toán các không gian phức tạp còn giúp phản hồi nhanh kết quả mà KTS yêu cầu để ra quyết định cuối cùng chính xác.

Ảnh hưởng của KTS đến BIM

Chúng ta đặt vấn đề BIM vó cần KTS không? Hãy hình dung trong một DN, phần mềm quản lý DN có chịu ảnh hưởng của giám đốc không? Ai là người quyết.định sử dụng phần mềm, phần mềm có vận hành triệt để hay không đều chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi sự quyết tâm  và đánh giá của giám đốc. KTS chủ trì cũng vậy, ảnh hưởng rất lớn đến khả năng ứng dụng BIM trong một dự án. Khi KTS hiểu lợi ích của BIM cho công việc của họ, họ sẽ ứng dụng triệt để. Các đội ngũ kỹ thuật muốn đáp ứng được yếu cầu của KTS trong qui trinh BIM là không hề dễ.dàng bởi các yêu cầu về thông tin liên kết giữa các phần mềm phải vừa nhanh vừa chính xác. Từ đó cho thấy chính KTS là nhân tố có tác động rất lớn đến tính ứng dụng BIM trong dự án.

Cho đến thời điểm hiện tại, BIM được nói nhiều, PR nhiều, chính phủ cũng ra Quyết định số 2500/QĐ-TTg để khuyến khích động viên các thành phần liên quan tham gia ứng dụng. Thử hỏi nếu cộng đồng KTS không tham gia thì kết quả sẽ như thế nào? Hồ sơ kiến trúc triển khai không chứa thông tin theo cách truyền thống thì các bộ môn theo sau chỉ có thể ứng dụng nửa vời và không thể nào liên kết được với nhau.

Kết luận

Công việc của KTS và BIM có sự ảnh hưởng qua lại rất biện chứng với nhau. Khi BIM phát triển ngày càng hoàn thiện thì công việc của KTS cũng thay đổi theo chiều hướng tốt hơn, KTS làm việc hiệu quả cao hơn, sản phẩm chát lượng hơn. BIM giải phóng KTS thoát khỏi các giới hạn về thông tin để có nhiều thời gian nghiên cứu, tìm kiếm các ý tưởng mới phù hợp với văn hóa cộng đồng vốn thay đổi theo trào lưu công nghệ.

Trong buổi tọa đàm của Hội KTS ngày 23/8/2018 vừa qua tại văn phòng hội, Thầy Tất có hỏi vui: Từ trước đến nay KTS (chủ nhiệm) có vai trò quan trọng "như vua", quyết định mọi thứ. Vậy khi tham gia vào qui trình BIM, vai trò của KTS là ở đâu? Theo lập luận bài viết, xin trả lời câu hỏi của thầy: Vài trò của KTS (chủ nhiệm) trong Qui trình BIM vẫn "như vua" và hơn thế nữa. Nếu trước đây KTS phải tự tra cứu tính toán thì bây giờ KTS cần có đủ kiến thức và kinh nghiệm để biết đặt câu hỏi và xử lý câu trả lời để ra quyết định.

 

Tác giả: Ths.KTS Nguyễn Phước Dự

 
(Nhấn Ctrl+V để Paste ảnh từ Clipboard)
Khách Đăng nhập