Trung Tâm Revit Thực Hành NPD 2.3.1) Thể hiện tên khu chức năng 601/1 Lô A, CMT8, P15, Q10, TP.HCM 6,000,000VND/Khóa +84-913-875-375 Trung Tâm Revit Thực Hành NPD

Ths.KTS NGUYỄN PHƯỚC DỰ

Tài liệu học Revit, Tác giả : ThS.KTS.Nguyễn Phước Dự

· Vẽ Ký hiệu phòng:

Không gian phòng là một khối tích được giới hạn bởi các cấu kiện tường, cột, sàn, trần,…

RA dùng đối tượng Room để chứa thông tin của không gian phòng (khối tích) và thể hiện dưới dạng 3D. Nghĩa là khi cắt không gian ở bất cứ View nào (mặt bằng, mặt đứng hay mặt cắt,…) đều có thể đọc được thông tin của không gian đó.

Description: Description: https://hocrevit.vn/anhsach/revitthuchanharchitecture/Chuong4_files/image021.jpg-       Room Vẽ đối tượng phòng.

-       Room Separator Giới hạn không gian tại vị trí mở.

-       Tag Room Gắn ký hiệu đọc thông tin phòng.

    Cần chắn chắn rằng đối tượng Room đã được mở trong View hiện tại:

Description: Description: https://hocrevit.vn/anhsach/revitthuchanharchitecture/Chuong4_files/image023.jpg

Room – là đối tượng 3D chứa thông tin về diện tích, thể tích và cả một số cấu kiện liên quan đến không gian như cửa, tường,… trong không gian mà nó quản lý.

Chọn lệnh Room và đưa chuột vào vùng không gian cần vẽ, sau đó bấm chuột trái để thực thi lệnh. Có 2 trường hợp xảy ra:
 

Description: Description: https://hocrevit.vn/anhsach/revitthuchanharchitecture/Chuong4_files/image025.jpgTrường hợp 1: Nếu các đối tượng có thuộc tính Room Bounding và được chọn (=YES) sắp xếp tạo thành một đường bao kính trên mặt bằng (tại cao độ của mặt phẳng làm việc) thì một đối tượng Room tự động tạo ra.

Sau khi tạo, Room tự động thêm một ký hiệu đi kèm, nếu chưa thêm thì có thể thêm sau bằng lệnh Tag Room.

Ký hiệu phòng là một Family 2D được người dùng thiết kế để đọc bất kỳ thông tin từ đối tượng Room. Thông thường nó được thiết kế để đọc tên, số hiệu, diện tích của phòng.

 

 

Trường hợp 1, Room được tạo hoàn chỉnh.

Room Bounding là thuộc tính của một số đối tượng chỉ định cho phép đối tượng Room sử dụng nó làm đường bao. Ví dụ tường, cột, trần, sàn,…

Có nhiều trường hợp không muốn dùng nó để làm đường bao thì phải bỏ thuộc tính này, ví dụ khu WC có nhiều tường ngăn bên trong, nhưng không gian WC chỉ cần đặt một đối tượng Room, vì thế các tường ngăn phải chọn Room Bounding=NO trong Properties.

Description: Description: https://hocrevit.vn/anhsach/revitthuchanharchitecture/Chuong4_files/image027.jpgTrường hợp 2: Nếu chưa đủ điều kiện như trường hợp thứ nhất thì đối tượng Room tạo ra nhưng bị lỗi và đang ở trạng thái chờ một không gian kín để thực thi. Trong trường hợp này, bạn phải tìm ra những khoảng hở của đường bao để chỉnh hoặc “lấp kín” bằng lệnh Room Separator.

Lệnh Separator còn dùng để tách các không gian lớn liên tục thành các không gian nhỏ. 
Trường hợp 2, Room bị lỗi do đường bao hở.

Description: Description: https://hocrevit.vn/anhsach/revitthuchanharchitecture/Chuong4_files/image029.jpgMặc định thì đối tượng Room chỉ hiển thị chi tiết mục 1. Tùy theo từng loại bản vẽ, hiển thị thêm các chi tiết về Room trên các View:

1.    Màu nền thể hiện từng đối tượng Room.

2.    Màu nền chung đối tượng Room.

3.    Hiển thị đường tham chiếu (gạch chéo)


Sách học Revit, Tác giả : ThS.KTS.Nguyễn Phước Dự

(Nhấn Ctrl+V để Paste ảnh từ Clipboard)
Khách Đăng nhập