Trung Tâm Revit Thực Hành NPD 1.2.2b- Chi tiết thể hiện trong bản vẽ 601/1 Lô A, CMT8, P15, Q10, TP.HCM 6,000,000VND/Khóa +84-913-875-375 Trung Tâm Revit Thực Hành NPD

Ths.KTS NGUYỄN PHƯỚC DỰ

Tài liệu học Revit, Tác giả : ThS.KTS.Nguyễn Phước Dự
à     Chi tiết thể hiện trong bản vẽ

 

SH

THÀNH PHẦN THỂ HiỆN TRÊN BẢN VẼ

I

NHÓM THÀNH PHẦN CHUNG

I.1

Ký hiệu tên khu chức năng

 

-  Thể hiện ký hiệu khu chức năng bao gồm ký tên  và số hiệu, tùy theo yêu cầu có thể có thêm diện tích.

-  Tại các không gian hẹp như hộp gen kỹ thuật ký hiệu bằng số và kèm theo chú thích bên dưới bản vẽ.

I.2

Bảng chú thích khu chức năng

 

-  Bảng chú thích gồm 2 cột: số hiệu và tên khu chức năng.

-  Viết chữ in hoa.

-  Cột số hiệu phải có vòng trong của ký hiệu

I.3

Các diễn họa cơ bản landscape

 

-  Thể hiện ký hiệu cây xanh, hồ nước, ốp lát trang trí

I.4

Ký hiệu tên cấu kiện (tường, trần, sàn)

 

- Thể hiện ký hiệu tường.

- Thể hiện ký hiệu sàn.

I.5

Ký hiệu tên cấu kiện (cửa đi, cửa sổ)

 

- Thể hiện ký hiệu cửa (có thể tách riêng thành bản vẽ mặt bằng bố trí cửa đối với công trình lớn).

I.6

Dấu cắt, trích chi tiết

 

- Dấu cắt thể hiện hướng nhìn, số hiệu và tên bản vẽ chứa mặt cắt.

- Đường cắt nối đầu và đuôi dấu cắt nếu là một đọan thẳng thì tách bỏ phần đi ngang qua bản vẽ. Ngược lại nếu dấu cắt nhiều đoạn zíc zắc thì không được tách.

- Dấu trích chi tiết thể hiện số hiệu và tên bản vẽ chứa chi tiết.

- Đường bao dấu trích chi tiết thể hiện hiện nét đứt đậm.

I.7

Khoảng lùi công trình

 

- Khoảng lùi công trình được thể hiện bằng nét đứt đậm, có ghi chú dọc theo đường tham chiếu.

- Cần có kích thước xác định vị trí đường tham chiếu khoảng lùi.

 

 

II

NHÓM MẶT BẰNG- CHI TIẾT MẶT BẰNG

II.1

Kích thước định vị trục , khối

 

Dựa trên nguyên tắc kích thước thể hiện được khoảng cách, kích thước cấu kiện cần thiết để triển khai thi công. Tùy theo từng thể loại công trình thi công tại chỗ hay tiền chế mà có sự lựa chọn vị trí, kích thước cần xác định phù hợp. 

 Kích thước bên ngoài, trên bốn hướng công trình dim 4 đường kích thước cơ bản theo thứ tự từ ngoài vào trong:

- Đường kích thước tổng: thể hiện chiều dài lớn nhất của chu vi công trình trên hướng dim kích thước tại mặt bằng đang thể hiện.

- Đường kích thước trục: Thể hiện khoảng cách giữa các trục của công trình.

- Đường kích thước khối: Thể hiện kích thước dài từng khối của công trình trên hướng dim kích thước.

- Khoảng cách giữa hai đường kích thước bằng 2.5 chiều cao chữ số.

II.2

Kích thước chi tiết cấu kiện trên mặt bằng

 

- Kích thước bên trong, dựa theo phương của cấu kiện (tường, cột,...) thể hiện kích thước chi tiết các mảng tường, vách, lỗ trống theo qui tắc sau:

- Kích thước tường:  Lấy mép lõi (phần gạch xây, bên trong lớp hoàn thiện) làm chuẩn, dim kích thước giữa hai mép lõi. Không dim chiều dày tường.

- Kích thước cửa, lỗ trống: Dim khoảng cách cắt tường, chú ý khoảng cách từ mép cửa đến tường vuông góc phải là số hợp lý (Ví dụ 100, 150, 200....

- Kích thước trên tiết diện cột: thể hiện chu vi phần kết cấu cột.

Vị trí các thiết bị đặc biệt xác định từ tâm của đối tượng.

II.3

Kích thước chi tiết thiết bị trên mặt bằng

 

- Kích thước định vị thiết bị (Đèn, quạt...)

- Đường kích thước định vị tâm của các thiết bị so với đường bao hoàn thiện tường, cột hoặc dùng thêm các đường tham chiếu để xác định tâm phòng, phân chia không gian ảo.

II.4

Kích thước chi tiết trên mặt bằng trích đoạn

 

- Thể hiện cao độ, lưới trục, khoảng cách lưới trục

- Kích thước xác định vị trí của các thành phần trong cấu tạo.

- Kích thước xác định vị trí của thiết bị.

 

 

II.5

Ký hiệu cao độ, hướng độ dốc trên mặt bằng

 

Ký hiệu cao độ:

- Cao độ được định vị từ cao độ ±0.00 (Cao độ ±0.00 lấy từ cao độ điển hình bên trong cửa chính).

- Ký hiệu cao độ và độ dốc đặt ở vị trí trung tâm vùng cần thể hiện.

- Ký hiệu cao độ của nền có độ dốc đặt tại vị trí cao nhất và thấp nhất có dấu mũi tên (Leader) xác định chính xác điểm cụ thể.

- Ký hiệu cao độ phải thể hiện rõ cao độ hoàn thiện và cao độ kết cấu. Cao độ hoàn thiện có tiếp đầu ngữ TOF (Top Off Finish), cao độ kết cấu ký hiệu TOS (Top Off Slab).

Ký hiệu độ dốc:

- Ký hiệu hướng độ dốc hướng về vị trí thu nước hoặc dọc dường giao tuyến của 2 mặt phẳng nghiêng.

- Đường giao tuyến giữa các mặt phẳng nghiêng thể hiện nét mảnh, nhạt.

II.6

Ký hiệu hướng Bắc

 

- Ký hiệu hướng Bắc trên mỗi mặt bằng thể hiện bên phải của dòng chữ tiêu đề.

III

NHÓM MẶT ĐỨNG - MẶT CẮT - CHI TIẾT TRÍCH ĐOẠN

III.1

Kích thước định vị cao độ, đường tham chiếu cao độ trên mặt đứng, mặt cắt

 

Lưới trục, đường cao độ:

- Thể hiện lưới trục phía trên hình chiếu, không cần thể hiện kích thước lưới trục.

- Thể hiện lưới cao độ, ký hiệu và số liệu cao độ so với cao độ ±0.00. 

Kích thước:

- Thể hiện kích thước chiều cao từng tầng, kích thước từ mặt đất đến điểm B1 cao nhất và thấp nhất.

III.2

Kích thước chi tiết trên mặt đứng, mặt cắt trích đoạn

 

- Thể hiện các đường cao độ tham chiếu, lưới trục.

- Kích thước xác định vị trí của các thành phần trong cấu tạo.

III.3

Ký hiệu cao độ, hướng độ dốc trên mặt cắt

 

Ký hiệu cao độ:

-  Cao độ được định vị từ cao độ ±0.00 (Cao độ ±0.00 lấy từ cao độ điển hình bên trong cửa chính)

- Ký hiệu cao độ và độ dốc có dấu mũi tên (Leader) xác định chính xác điểm cụ thể.

- Ký hiệu cao độ phải thể hiện rõ cao độ hoàn thiện và cao độ kết cấu. Cao độ hoàn thiện có tiếp đầu ngữ TOF (Top Off Finish), cao độ kết cấu ký hiệu TOS (Top Off Slab).

Ký hiệu độ dốc:

- Ký hiệu hướng độ dốc hướng về vị trí thu nước hoặc dọc dường giao tuyến của 2 mặt phẳng nghiêng.

- Đường giao tuyến giữa các mặt phẳng nghiêng thể hiện nét mảnh, nhạt.

- Đơn vị độ dốc là %

III.4

Ký hiệu số về loại cấu kiện và bản chú thích

 

- Các thành phần cấu kiện, mảng trang trí đặc biệt trên mặt đứng được đánh số hiệu.

- Bảng chú thích gồm 2 cột: số hiệu và tên cấu kiện.

- Viết chữ in hoa.

- Cột số hiệu phải có vòng trong của ký hiệu

IV

NHÓM CHI TIẾT CẤU TẠO

IV.1

Kích thước các lớp cấu tạo

 

Có hai đường kích thước:

- Kích thước tổng độ dày các lớp cấu tạo bên ngoài.

- Kích thước chi tiết độ dày từng lớp bên trong.

IV.2

Ký hiệu chú thích vật liệu

 

- Ký hiệu vật liệu chú thích thể hiện bằng các cách sau:

§ Ký hiệu bằng chữ viết tắt trong khung tròn.

§ Ký hiệu bằng mã số không có khung.

IV.3

Bảng chú thích vật liệu

 

- Bảng chú thích gồm 2 cột: số hiệu và tên vật liệu.

- Viết chữ in hoa.

- Cột số hiệu thể hiện ký hiệu giống ký hiệu trên bản vẽ.

IV.4

Chú thích vật liệu, nhà sản xuất

 

- Dùng trong trường hợp bản vẽ thể hiện vật liệu trực tiếp.

- Viết chữ in hoa.

 

Sách học Revit, Tác giả : ThS.KTS.Nguyễn Phước Dự

(Nhấn Ctrl+V để Paste ảnh từ Clipboard)
Khách Đăng nhập