Trung Tâm Revit Thực Hành NPD 6.1.2- Thể hiện các đối tượng 2D, giải quyết tình huống đặc biệt cho chi tiết WC, Bếp,.. 601/1 Lô A, CMT8, P15, Q10, TP.HCM 6,000,000VND/Khóa +84-913-875-375 Trung Tâm Revit Thực Hành NPD

Ths.KTS NGUYỄN PHƯỚC DỰ

Tài liệu học Revit, Tác giả : ThS.KTS.Nguyễn Phước Dự

6.1.2-  Thể hiện các đối tượng 2D, giải quyết tình huống đặc biệt

Sau khi đã có các View được dọn dẹp gọn gàng theo yêu cầu, tiếp theo cần chỉnh sửa các đối tượng 3D và giải quyết các vấn đề chi tiết cấu tạo cho chính xác theo thiết kế.

à     Tạo độ dốc nền

Có nhiều cách để định nghĩa độ dốc của sàn (Floor):

§  Dùng mũi tên hướng dốc Slope Row.

Sàn chỉ được định nghĩa một độ dốc.

§  Dùng độ dốc theo hướng vuông góc đường biên sàn.

Sàn được định nghĩa nhiều độ dốc phụ thuộc hướng của đường biên.

§  Dùng cao độ từng điểm trên sàn.

Sàn được định nghĩa độ dốc tự do nhưng khó kiểm soát.


Trường hợp sàn WC đơn giản nên dùng mũi tên hướng dốc, cách này xác định độ dốc mang tính tương đối vì thực tế nền vệ sinh có nhiều mặt dốc hướng về điểm thấp nhất là vị trí thoát nước sàn.

Trong trường hợp cần xác định chính xác tất cả các mặt dốc nên dùng cao độ từng điểm trên sàn.

 

Bài tập này chúng ta dùng mũi tên hướng dốc.

Chọn sàn đã được chỉnh sửa đường biên chính xác, bấm Edit Boundary trên Menu ngữ cảnh để vào chế độ Sketch.

Chọn nút lệnh và vẽ đường mũi tên bằng 2 điểm theo hướng dốc.

Chọn lại mũi tên vừa vẽ để chỉnh sửa độ dốc. Có 2 cách xác định độ dốc:

§  Dựa theo cao độ của điểm đầu và cuối mũi tên.

§  Dựa theo góc nghiêng mũi tên.

Dựa theo cao độ của điểm đầu và cuối mũi tên. Chọn Height at Tail:

1.    Mặt phẳng tham chiếu và cao độ điểm đuôi mũi tên.

2.    Mặt phẳng tham chiếu và cao độ điểm đầu mũi tên.

Dựa theo góc nghiêng mũi tên. Chọn Slope:

1.    Mặt phẳng tham chiếu và cao độ điểm đuôi mũi tên.

2.    Góc nghiêng với điểm gốc là đuôi mũi tên trong mục.

 

    Chỉ có thể vẽ duy nhất một mũi tên hướng dốc. Vì thế không thể vẽ nhiều mặt phẳng dốc trong cùng một đối tượng sàn.
 
à     Vẽ tường có ốp gạch.

Tường ốp gạch là loại tường mà RA định nghĩa thêm lớp vật liệu gạch bên ngoài lớp vữa. Vấn đề cần bàn ở đây là lớp gạch ốp không phải lúc nào cũng ốp hết tường mà chỉ ốp phần dưới cao 1,6m đến 2m hoặc ốp trang trí nhiều kiểu hoa văn trên tường.

Có nhiều cách để định nghĩa hay vẽ một mô hình tường phức hợp như vậy, nhưng chọn cách nào để đáp ứng tốt nhất yêu cầu cụ thể của từng loại, qui mô công trình là vấn đề phải suy nghĩ cẩn thận. Nếu chọn sai giải pháp có thể dẫn tới việc mất nhiều thời gian triển khai hình chiếu, cũng có thể bị bế tắc hoặc thậm chí phải xóa bỏ để vẽ lại bằng giải pháp khác.

Có 4 giải pháp vẽ tường tổ hợp cho nhà vệ sinh:

§  Dùng loại tường Stack Wall tổng hợp. Phương pháp này về nguyên tắc phù hợp với mô hình Revit nhưng gặp rắc rối tại một số điểm giao của tường.

§  Dùng loại tường Basic Wall hoặc Stack riêng ốp sát vào tường chính. Phương pháp này gặp vài khó khăn khi thống kê vật liệu.

§  Dùng phương pháp Create Parts để can thiệp chỉnh sửa từng lớp tường Basic Wall. Phương pháp này khó xử lý nhanh các tình huống.

§  Giải pháp cuối cùng là thay đổi nhanh vật liệu trong vùng tường có ốp gạch bằng cách dùng lệnh Split chia bề mặt tường thành nhiều vùng rồi gán vật liệu khác. Giải pháp này dễ gây sai sót và trong trường hợp các lớp vật liệu có độ dày khác nhau thì không thể áp dụng.

Phương pháp đơn giản và linh hoạt nhất là dùng tường khác chỉ có lớp gạch ốp riêng theo tường chính. Giải pháp này thuận lợi cho việc ốp quanh hộp gen, cột,… nhưng gặp vài khó khăn khi thống kê vật liệu, nhưng có thể dùng kỹ thuật Filter để giải quyết hay ghi ký hiệu tường phức tạp vì phải ký hiệu chung 2 tường cho một ký hiệu.

 

Tạo một kiểu tường Basic Wall chỉ có lớp gạch ốp dày 10mm. Ví dụ <Tường-10_WC>

Để vẽ một kiểu tường có nhiều mảng gạch trang trí xếp theo phương đứng như viền trang trí đầu mảng gạch ốp thì nên tạo kiểu tường Stack Wall cho lớp gạch ốp bằng cách chồng các lớp tường Basic Wall  <Tường-10_WC> và <Tường-10_WC2> lên nhau gôi là tường Stack Wall.

Cách tạo tường Stack Wall xem trong chương 3.

<Tường WC> là tường tổ hợp (Stack Wall) từ hai tường Basic trên.

Thiết lập vật liệu phù hợp, đặc biệt là ký hiệu bề mặt.

Vật liệu được thiết kế trên tường Basic Wall trong từng lớp cấu trúc.

Loại ký hiệu bề mặt dùng Hatch 3D để thể hiện đúng kích thước vật liệu (Ron gạch).

Trong ví dụ này, dùng tường gạch ốp là loại Stack Wall với 2 phần: gạch ốp dưới và gạch viền trên, tất cả đều có chung độ dày 10mm.

 

 Vẽ tường ốp gạch theo chu vi phòng với độ cao thiết kế.

Tường được vẽ ốp sát tường chính và thiết lập cao độ chân tường -50, đỉnh tường 1550, tổng cộng =1600.

Với giải pháp này, có thể vẽ lớp gạch ốp bao quanh nhiều không gian phức tạp.

 

    Đây cũng chính là vấn đề cần quan tâm phân tích, khi những lớp vât liệu không đồng bộ thì không thể định nghĩa chung trong một cấu kiện.

 

Khi mảng tường ốp gạch băng ngang qua cửa đi hay cửa sổ dùng lệnh Join và lần lượt chọn tường chính, tường phụ để chúng tự động trừ lỗ trống của cửa.

 

Ốp gạch bằng cách gán vật liệu mới trên vùng tường. (Xem cuốn 1)


Sách học Revit, Tác giả : ThS.KTS.Nguyễn Phước Dự

(Nhấn Ctrl+V để Paste ảnh từ Clipboard)
Khách Đăng nhập