Trung Tâm Revit Thực Hành NPD 7.1.2- Tên Family Revit 601/1 Lô A, CMT8, P15, Q10, TP.HCM 6,000,000VND/Khóa +84-913-875-375 Trung Tâm Revit Thực Hành NPD

Ths.KTS NGUYỄN PHƯỚC DỰ

Tài liệu học Revit, Tác giả : ThS.KTS.Nguyễn Phước Dự

7.1.2- Tên Family

Nên đặt tên viết tắt của cá nhân hay đơn vị thực hiện dự án đầu mỗi Family. Việc này có ý nghĩa rất lớn giúp không nhầm lẫn giữa những Family do mình đã kiểm tra, can thiệp và dùng được với những Family mới tải về chưa biết có đáp ứng nhu cầu hay không?

Tên đầy đủ của Family này bao gồm các thành phần sau:

1

Tên viết tắt đơn vị

(Creator)

Dùng tên viết tắt của cá nhân, đơn vị hay công ty đã tạo hay chỉnh sửa lần cuối cùng.

2

Tên viết tắt loại đối tượng (Category)

Tên của loại cấu kiện, đối tượng…Tên này chỉ dùng để dễ phân biệt trong thư viện ngoài.

3

Tên đối tượng

(Detail Name)

Thành phần này quan trọng và tuân thủ cách đặt tên nêu trên. 

4

Mô tả chi tiết đối tượng

(Description Name)

Mô tả thêm về đối tượng.

Đối với một Family 3D có thể đặt như sau:

Creator _ DetaiName _ DescriptionName .rfa

ví dụ: NPD_Cua2Canh_SatSon-TinhDien.rfa

Đối với Family 2D dùng cho cấu tạo, nên dùng thêm thành phần mã số chương trong dữ liệu KEYNOTE. Điều này chỉ có nghĩa khi ứng dụng Keynote triệt để.

à      Trong mỗi Family có nhiều kiểu (TYPE)

Thành phần trong tên của kiểu Family:

1

Số hiệu cấu kiện

Số hiệu cấu kiện là ký hiệu riêng cho cấu kiện. Có hai cách đặt số hiệu.

- Đặt ký hiệu chung cho kiểu cấu kiện (Type Mark), bao gồm những cấu kiện giống nhau.

- Đặt ký hiệu riêng cho từng cấu kiện (Mark), cho dù các cấu kiện giống nhau hoàn toàn.

2

Qui cách cấu kiện

Các kiểu cấu kiện trong một Family thường khác nhau về giá trị của biến được gán các tham số. Sự khác nhau đó tạm gọi là qui cách.

3

Mô tả chi tiết đối tượng riêng.

Ngoài các mô tả chung, có thể có các biến về vật liệu, kiểu hoa văn khác nhau nên cần mô tả riêng.

4

Mô tả chi tiết đối tượng chung

Copy phần mô tả chi tiết đối tượng của Family.

Tùy theo từng loại Family mà lựa chọn các thành phần vào trong cấu trúc cho phù hợp.

Ví dụ :

-   Tên của Type trong Family phải có số hiệu đứng trước.

-   Qui cách kích thước.

-   Mô tả chi tiết đối tượng riêng (nếu có).

-   Mô tả chi tiết đối tượng chung.

Cách đặt tên của kiểu (Type) Family phải phản ánh được giá trị các tham số cơ bản của kiểu Fmaily đó để khi sử dụng không bị nhầm lẫn. Ví dụ:D1_1200x2200_SatSon-tinhDien giúp thấy được kích thước kiểu cửa.


Sách học Revit, Tác giả : ThS.KTS.Nguyễn Phước Dự

(Nhấn Ctrl+V để Paste ảnh từ Clipboard)
Khách Đăng nhập