Trung Tâm Revit Thực Hành NPD 3.6.1b- Vẽ Dầm thép 601/1 Lô A, CMT8, P15, Q10, TP.HCM 6,000,000VND/Khóa +84-913-875-375 Trung Tâm Revit Thực Hành NPD

Ths.KTS NGUYỄN PHƯỚC DỰ

Tài liệu học Revit, Tác giả : ThS.KTS.Nguyễn Phước Dự

3.6.1-  Vẽ dầm kết cấu (02)

à     Dầm thép.

Dầm thép hay dầm gỗ cũng giống dầm bê tông, chỉ khác nhau loại vật liệu tạo nên kiểu dầm trong Family khi định nghĩa. Nhưng cách vẽ có khác vì loại dầm này thường được vẽ hàng loạt từng nhóm có tiết diện giống nhau. Vì thế thường dùng đối tượng Hệ thống dầm - (Beam System) để vẽ.

Dầm thép cũng thường được vẽ trong kết cấu sườn mái tôn, mái ngói, gác, sàn giả bê tông…

§  Công tác chuẩn bị để vẽ dầm thép cho kết cấu dầm sàn cũng giống như vẽ dầm bê tông.

§  Công tác chuẩn bị để vẽ dầm cho sườn mái khác dầm bê tông:

Vì dầm trên mái được đặt vào mặt phẳng nghiêng cho nên phải tạo mặt phẳng làm việc riêng chứ không thể dùng mặt phẳng làm việc của cao độ tầng.

ü Tạo mặt cắt ngang qua mái, tắt các đối tượng không liên quan.

üVào menu Architecture\Work Plane\Ref Plane.

ü Vẽ các mặt tham chiếu dọc theo mặt dưới mái. Chọn các mặt vừa vẽ đặt tên vào ô Name trong Properties.

ü Khi chiếu lên mặt bằng phải nhớ tên vừa đặt ở hướng trục nào để chọn mặt phẳng làm việc.

 

Bắt đầu vẽ hệ dầm, mở mặt bằng sườn mái, dùng kỹ thuật View để ẩn tất cả các đối tượng không liên quan.

1.   Trên mặt bằng mái, chọn mặt phẳng làm việc, vào Structure\Work Plane: Bấm   và chọn mặt phẳng :

 

Lưu ý:

-       Vùng không gian vẽ dầm phải nằm trong giới hạn View cả theo phương XY và phương Z.

-       Đối tượng Beam System, Structure Framing phải được mở.

-       Đồng thời Level trong View là Fine thì đối tượng dầm mới hiển thị kích thước thật của mô hình.

Dùng lệnh Beam System  trong menu Structure để vẽ hệ thống dầm cho mái trước:

2. Trong giao diện Sketch có thêm một công cụ mới là Beam Direction. Công cụ này xác định hướng của thanh dầm sẽ rải trong hệ thống dầm.

3. Vẽ đường bao kín quanh vùng hệ thống dầm, có thể vẽ thêm những ô trống bên trong nếu mái có đục lỗ (lưu ý các ô trống không được giao với đường bao quanh)


Những lỗ trống là nơi hệ thống dầm sẽ bỏ, không vẽ dầm.

 

Sau khi vẽ đường bao vùng hệ thống dầm xong, hãy thiết lập các thông số về khoảng cách, kiểu dầm.

1.  Khoảng cách giữa cách thanh theo qui tắc cố định khoảng cách - Fixed Distance trong mục 3.

2.  Chọn loại dầm cho hệ thống. Danh sách loại dầm phải được Load và chứa trong Family Browser của dự án tại Category Structure Framing.

Các loại tiết diện phải được định nghĩa trước khi vẽ hệ thống dầm – Beam System

3.  Danh sách các qui tắc tạo khoảng cách.

§  Fixed Distance: cố định khoảng cách.

§  Fixed Number: cố định số lượng.

§  Chia đều với khoảng cách tối đa được đặt.

4.  Danh sách các qui tắc hướng rải dầm trong hệ thống.

§  Lấy điểm bắt đầu (vuông góc và gần với Direction line) làm chuẩn.

§  Lấy điểm cuối (vuông góc và xa với Direction line) làm chuẩn.

§  Lấy tâm vùng vẽ làm chuẩn.

§  Lấy đường đặt hướng dầm làm chuẩn.
 

Kết quả sẽ được hệ dầm chạy dọc theo mặt phẳng làm việc trên mái trước.


 

Tiếp theo, để có thể vẽ được hệ cầu phong, li to trên xà gồ. Hãy dịch chuyển hệ dầm xà gồ theo phương vuông góc mặt phẳng làm việc một khoảng bằng tổng độ dày của 2 lớp cầu phông và li tô. Dùng kỹ thuật chọn, chọn tất cả các thanh trong hệ thống dầm vừa vẽ, sửa thuộc tính Z Offset Value trên Properties:

Sau khi hạ hệ xà gồ, tiếp tục về mặt bằng mái và vẽ beam system cho hệ cầu phong với hướng vuông góc xà gồ, rồi đến li tô.
Beam System - Hệ thống dầm là một loại Family dạng lưới, nó làm Host để neo các thanh dầm vào lưới. Có thể chỉnh sửa thuộc tính cho từng thanh riêng biệt bên trong Beam System bằng cách bỏ khóa Pin .


Sách học Revit, Tác giả : ThS.KTS.Nguyễn Phước Dự

(Nhấn Ctrl+V để Paste ảnh từ Clipboard)
Khách Đăng nhập